Củ ba kích là một loại dược liệu quý trong Đông y, được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ sinh lý và tăng cường sinh lực cho nam giới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về củ ba kích và các đặc điểm nhận diện của loại thảo dược này qua bài viết sau nhé!

Củ ba kích là gì?
Củ ba kích, hay còn được gọi là ba kích thiên, là rễ của cây ba kích (Morinda officinalis), một loại cây thuộc họ cà phê. Cây ba kích thường mọc hoang trong các khu rừng ẩm, ở vùng trung du và miền núi, đặc biệt phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Hà Giang, và Quảng Ninh.
Ba kích được đánh giá cao trong y học cổ truyền vì các thành phần dưỡng chất có trong rễ, bao gồm anthraquinone, saponin, sterol, và nhiều loại axit amin thiết yếu. Nhờ các dưỡng chất này, ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Đặc điểm nhận dạng cây ba kích?
Dưới đây là các đặc điểm nhận dạng cây ba kích nói chung bao gồm:
- Là cây dây leo, thân mảnh và có lông mịn, sống nhiều năm.
- Lá cây đơn nguyên, mọc đối chữ thập và tạo thành những lóng thân có chiều dài từ 5 – 10cm. Phiến lá hình bầu dịch, thuôn, đầu ngọn hơi gấp, đuôi lá hình tròn hoặc tim. Mặt dưới lá có gân cập thứ cấp, số lượng từ 8 – 9. Lá non có màu xanh, lá già có màu trắng mốc, khi khô sẽ chuyển thành nâu tím.
- Hoa ban đầu màu trắng, sau đó chuyển dần thành màu vàng.
- Quả kép, bên ngoài phủ lông mịn. Quả chín có màu đỏ.
- Phần rễ phình to tạo thành các củ thuôn dài.
- Về vẻ ngoài thì hai loại ba kích không khác nhau là mấy, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm nổi bật giúp chúng ta phân biệt ba kích tím là bao gồm:
- Vỏ của cây có màu đậm hơn so với ba kích trắng.
- Phần thịt bên trong củ rễ có màu tím hoặc ánh tím.
- Khi ngâm rượu với ba kích tím, sau một thời gian có thể thấy rượu đổi sang màu tím.

Phân bố
Ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện nay đã phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng đồi núi cao.
Ở Việt Nam, cây ba kích phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi và trung du Bắc bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Trung và Tây Nguyên. Cây thường mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
Thu hoạch và bảo quản củ ba kích
Bộ phận của cây ba kích được sử dụng làm thuốc là củ ( hay còn gọi là rễ). Củ cây ba kích được thu hái khi cây đã đủ tuổi, từ 3 – 5 năm tuổi trở lên. Thời điểm thu hoạch thường vào mùa thu hoặc mùa đông, khi cây đã rụng lá. Khi đào, cần lấy toàn bộ củ và tránh gây tổn thương cho cây.
Củ ba kích sau khi thu hái về được rửa sạch, bỏ đi các cành , cỏ dại hoặc đất bám trên bề mặt củ rồi đem đi phơi. Khi gần khô thì đập nhẹ cho bẹp phần thịt để rút lõi gỗ bên trong, nhưng cần chú ý không để dập nát.
Sau đó, củ ba kích được cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm và sấy khô hoàn toàn bằng nắng hoặc máy sấy. Nếu sử dụng máy sấy, nhiệt độ sấy nên được điều chỉnh để đảm bảo chất lượng của dược liệu.
Dược liệu ba kích cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Nên đóng gói dược liệu trong bao bì kín để tránh bị ẩm, bụi hoặc nhiễm mốc.
Ba kích có thể dùng ở dạng dược liệu tươi hoặc khô để sắc uống, phối hợp cùng các loại dược liệu khác để dùng theo đường uống. Đặc biệt, ngâm rượu ba kích là cách sử dụng được ưa chuộng nhất.

Cách phân biệt củ ba kích rừng và ba kích trồng
Củ ba kích chia làm 2 loại: củ ba kích trồng và củ ba kích rừng. Do hiệu suất kinh tế cao khoảng 200-350k/cân và dễ sống, củ ba kích được các hộ dân trồng ở ven đồi. Cùng với thổ nhưỡng dinh dưỡng và xốp nên củ ba kích trồng có thân to, ít mắt, không ngoằn nghèo. Hiện nay 99% ba kích trên thị trường là ba kích trồng do sức mua lớn, dẫn đến tận diệt ba kích rừng.
Ba kích trồng
Củ ba kích trồng có hình thức đồng đều, thân to mọng, không bị sâu hà, vỏ mỏng và nhẵn, không có vết sần sùi của thời gian. Do được chăm bón kĩ lưỡng nên ba kích trồng hầu như củ không có đốt xoắn vặn và khá là đồng đều. Ba kích trồng thường bị lẫn với ba kích giả từ Trung Quốc. Ba kích tím trồng theo công nghệ nhân giống gene cho ra ba kích tương đương ba kích rừng tự nhiên.

Ba kích rừng
Ba kích rừng tự nhiên rất cứng, bị sâu hà đục, vỏ xước do quá trình bám vào khe đá và bị đào bới mà thành, củ rất nhiều vết xoắn vặn, lúc to rồi lại thắt như ruột gà, ngoằn nghòe. Ba kích rừng do không được chăm bón nên củ thường nhỏ và rắn. Hiện giá bán ba kích trồng tại rừng Ba Chẽ dao động từ 350,000 VNĐ/kg – 500,000 VNĐ/kg tùy kích cỡ. Ba kích rừng đã gần như cạn kiệt nên gần như không có ba kích rừng tự nhiên.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về củ ba kích và biết cách phân biệt giữa ba bích trồng và ba kích rừng. Nếu còn vướng mắc gì cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Panax Việt Nam, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của các bạn.
Thông tin liên hệ:
PANAX VIETNAM – Vườn trồng sâm bản Dào Xa Kim Nọi, Mù Cang Chải, Yên Bái
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: tổ 2 thị trấn Mù Cang Chải, Yên Bái
- Kho hàng: số 31 ngõ 19 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Liên hệ hợp tác: 0941.012.234
- Liên hệ mua hàng: 0818.11.55.99
- Website: https://panaxvn.vn/
- Khám phá vẻ đẹp hoang sơ độc đáo tại Xã Tú Lệ – Yên Bái
- Tìm hiểu tác dụng của Sâm Lai Châu trong y học cổ truyền và hiện đại
- Công ty Cổ Phần Panax Việt Nam tiếp đón Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
- Củ ba kích ngâm rượu có tốt không? Cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn
- Giá Sâm Trường Bạch phụ thuộc vào những yếu tố nào?