Ngày 14/5/2024, Công ty Cổ phần Panax Việt Nam đã vinh dự tiếp đón đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đến thăm mô hình trồng sâm của công ty tại bản Dào Xa – xã Kim Nọi – huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yến Bái.
Qua buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái -Trần Huy Tuấn – đánh giá cao mô hình kinh tế mới của Công ty Cổ phần Panax Việt Nam, đồng thời đề nghị công ty và các nhà đầu tư cần có phương án chuyên giao cây con, giống, kỹ thuật cho các hộ dân có điều kiện và nhu cầu trồng, phát triển loại cây dược liệu này. Nghiên cứu phát triển mở rộng thêm mô hình thành thương hiệu riêng, từ đó bảo tồn thêm các giống sâm địa phương.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh “ Tỉnh sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện giúp đỡ công ty tháo gỡ khó khăn để phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.”
Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là một trong những huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước, nền kinh tế – xã hội có xuất phát điểm thấp, dân số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 90%, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ…Nhưng trong những năm gần đây, mỗi năm huyện giảm 8 – 10% hộ nghèo. Kết quả này một phần do huyện đưa nhiều loại giống cây mới vào gieo trồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đây nhất là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, những loại cây có giá trị kinh tế rất cao.
Vườn sâm giống phát triển tốt tại xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Trang trại trồng sâm và dược liệu của Công ty cổ phần Panax Việt Nam rộng 6ha được đầu tư khá bài bản, trị giá 10 tỷ đồng. Với hệ thống nhà lưới để ngăn chuột, sâu bọ, sương muối, mưa, đáp ứng đủ ánh sáng phù hợp đã tạo ra môi trường có điều kiện tương đồng với môi trường tự nhiên để cây sâm phát triển. Sau hơn 5 năm đầu tư và đưa cây Sâm vào trồng, đến nay đã có 3,5 ha được trồng Sâm với 2 loại là Sâm Ngọc Linh chiếm 30%, Sâm Lai Châu chiếm 70%. Bên cạnh diện tích trồng sâm, Công ty còn được đưa các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như Tam Thất hoang, Lan Kim Tuyến, Thất diệp Nhất chi hoa, cùng 1 số loại cây khác vào trồng thử nghiệm.Theo đánh giá, các loại sâm được trồng tại mô hình rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của địa phương và có thể nhân rộng thành mô hình kinh tế xóa đói giảm nghèo trong tương lai.
Mô hình trồng sâm ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải