Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
173 lượt xem

Công ty Cổ Phần Panax Việt Nam tiếp đón Bí thư tỉnh Uỷ Yên Bái

Rate this post
  • Mới đây, Công ty Cổ phần Panax Việt Nam vinh dự được tiếp đón ông Đỗ Đức Duy – UVBCH Trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái Trong chuyến thăm và làm việc tại vườn trồng sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu trên địa bàn xã Kim Nọi.

z5869509986486 8834652a0c3cb1b1269406c9e380307e

Tại chuyến thăm và làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã đánh giao cao mô hình kinh tế của công ty, mong muốn Công ty cổ phần đầu tư PANAX Việt Nam và các nhà đầu tư tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình, sau đó chuyển giao dần công nghệ cho người dân địa phương, từ đó giúp người dân nhanh chóng phát triển kinh tế từ loại dược liệu này để thoát nghèo bền vững.

z5869014565178 6cefc02278c771ba0ac6762ab2e3ffd7

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy (đứng thư 2 bên phải sang) kiểm tra mô hình trồng sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu và dược liệu quý tại Công ty Cổ Phần đầu tư PANAX Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cũng nhấn mạnh, địa phương sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện cho mô hình phát triển thuận lợi, góp phần tạo nguồn giống sâm cho người dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải phát triển trong tương lai. Đây sẽ là tiền đề để người dân xã Kim Nọi nói riêng và các xã khác trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có thể trồng, phát triển cây sâm. Từ thành công bước đầu của cây sâm trên đất Kim Nọi, hứa hẹn cây sâm sẽ là cây thoát nghèo cho người dân vùng cao Mù Cang Chải.

z5869014565250 ff9aec6c56be43d360a5e56bfec9435f

Cây sâm Lai Châu phát triển khỏe mạnh trong điều kiện khí hậu thuận lợi ở xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Ông Hờ A Hứ, Chủ tịch UBND xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải phấn khởi cho biết, với những kết quả thu được từ vườn sâm, ban đầu có thể khẳng định, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và diện tích rừng già còn lớn ở Mù Cang Chải có thể trồng, phát triển được sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu cùng các loại dược liệu có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn sẽ là những loại cây thoát nghèo, làm giàu cho bà con nông dân vùng cao.

“Cấp ủy chính quyền địa phương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư trên địa bàn xã, trồng và mở rộng diện tích để làm sao trong thời gian tới tăng thu nhập cho bà con” – ông Hờ A Hứ nói.

z5869014585511 40411d2e1e93d6c9dbb0956c4ff0e8fa

Ông Nông Việt Yên, Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, sâm và nhiều loại cây trồng mới có giá trị cao được đưa vào trồng trên diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả là một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương.

“Huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển các sản phẩm OCOP bước đầu đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân và dần hình thành các vùng sản xuất tập trung” – ông Nông Việt Yên nói.

Tính từ năm 2019, Công ty cổ phần đầu tư Panax Việt Nam đã đầu tư là trên 10 tỷ đồng để xây dựng vườn sâm. Hàng tháng tại mô hình đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động là người địa phương với mức thù lao trung bình từ 5 – 6 triệu đồng/1 tháng.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *